Lụa có 100% nguồn gốc hữu cơ được làm từ những sợi tơ tự nhiên quý hiếm của những con tằm.
Chất liệu lụa mềm mại, ánh mịn vừa phải, góp phần tạo nên khí chất tao nhã, thanh cao cho người sử dụng. Sợi tơ lụa có mặt cắt ngang hình dạng lăng kính tam giác với các góc tròn. Vì vậy ánh sáng có thể rọi vào ở nhiều góc độ khác nhau khiến sợi tơ có vẻ óng ánh tự nhiên, tạo nên vẻ đẹp thẩm mỹ quan trọng của loại vải này. Bề mặt vải lụa mềm, mịn và mượt, sờ vào thấy mát tay, dễ chịu.
Lụa có rất nhiều công dụng:
Chi phí lao động để làm ra sản phẩm lụa đích thực rất cao.
Ngày nay một số sản phẩm lụa tơ tằm đã được hỗ trợ phải các máy móc giúp năng xuất hơn và giá thành hợp lý. Tuy nhiên, những sản phẩm sản xuất công nghiệp máy móc sẽ hạn chế tính độc đáo và giới hạn chất lượng. Do vâ, ngày nay vẫn còn những làng nghề sản xuất thủ công hoàn toàn để đảm bảo độ tinh tế, sáng tạo và phát huy hết giá trị vượt trội của sợi tơ tằm như Làng nghề dệt đũi-lụa tơ tằm Nam Cao, Kiến Xương Thái Bình. Đây là một số quy trình sản xuất dệt đũi.
1.Húi kén
Người thợ sẽ cho kén vào nồi nước rồi đun nóng nhằm làm cho keo trong kén tằm tan ra, kén mềm và dễ để kéo sợi hơn.
2.Kéo sợi đũi tơ tằm
Kén khi húi vào một chậu nước rồi dùng tay vê thành sợi đũi tơ tằm thô và vun guồng thành những bó đũi. Đây là một công đoạn khó, lại khá nhàm chán đòi hỏi người thợ phải chịu khó và cực kỳ tỉ mỉ
3.Chuỗi đũi
Đũi sẽ được nấu tiếp nhằm mục đích là tẩy trắng, loại bỏ những tạp chất, sau đó phơi khô.
4.Xe sợi, đánh suốt
Đũi sau khi chuỗi sẽ được mang đi xe sợi và đánh suốt. Ở công đoạn này, tùy theo loại vải sẽ dệt mà người thợ sẽ xe loại sợi đũi phù hợp.
5.Dệt vải
Người thợ dệt sẽ chuẩn bị khung dệt, mắc sợi dọc phù hợp với từng loại vải đũi tơ tằm. Công đoạn này đòi hỏi người thợ dệt cực kỳ chú tâm theo dõi từng đường thoi đưa, từng sợi vải.
6.Nhuộm vải
Vải đũi sau khi được dệt sẽ chuyển cho người thợ nhuộm vải, phơi khô và làm các thành phẩm như khăn, quần, áo, váy, chăn, vỏ gối, ga giường….
Daihoa Silk Since 1938
Ngày 14-5 vừa qua tại khu du lịch Tam Chúc Hà Nam đã diễn ra buổi tiệc trà chào mừng kỷ niểm 50 năm thiết lập ngoại giao Nhật Bản - Việt Nam
Nghề dệt đũi vốn là nghề truyền thống của làng Cao Bạt -Nam Cao- Kiến Xương-Thái Bình, ước tính có từ khoảng gần 500 năm tuổi đời và đặc biệt phát triển vào những năm đầu thế kỉ XX
Khi nhắc đến lụa, chúng ta nghĩ ngay đến lịch sử lâu đời của loại chất liệu thời trang này cũng như sự đắt đỏ, quý hiếm. Từ cả nghìn năm trước, giới quý tộc phương Đông lẫn phương Tây đã chung nhau một niềm say mê lụa. Không phải tự nhiên mà lụa được mệnh danh là “Nữ hoàng của mọi loại vải” (Queen of all fabrics). Lụa đẹp và cám dỗ, sang trọng nhất nhưng cũng vô cùng đỏng đảnh. Tuy nhiên, chưa bao giờ lụa khiến người ta ngừng bàn tán về mình bởi những điều sau:
Thái Bình - Hình thành từ hơn 400 năm về trước, có những khoảng thời gian tưởng như làng nghề dệt đũi truyền thống Nam Cao đã dần rơi vào quên lãng. Nhưng những nghệ nhân lành nghề với kinh nghiệm nhiều năm nơi đây vẫn nuôi hy vọng, quyết tâm bám trụ để nghề làm đũi lụa không mai một.
Trải qua hàng trăm, hàng ngàn năm, nghề và làng nghề đã tồn tại và phát triển ở Thái Bình như một phần không thể tách rời lịch sử mỗi làng quê, thôn xóm của vùng đất này. Làng nghề dệt đũi Nam Cao là một trong những làng như thế.
Hiện nay trên thị trường lụa tơ tằm có rất nhiều loại vải mẫu mã đẹp, đa dạng. Nhưng ít ai biết rằng đũi tơ tằm - tussah silk đây là loại vải được rất nhiều khách quốc tế và các tín đồ thời trang hay giới thượng lưu rất trưng dụng.